image banner
Tác hại khi cho trẻ sử dụng điện

Trong thời đại hiện nay, hầu hết các trẻ đều biết sử dụng điện thoại và các bậc phụ huynh cũng thường cho trẻ sử dụng điện thoại để không phải trông giữ trẻ. Không thể bàn cãi những lợi ích quý giá từ thiết bị di động mang lại, giúp mọi người dễ dàng học hỏi, trao đổi, giao lưu, kết bạn, giải trí,… bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, có thể cha mẹ trẻ chưa biết: “Cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh quá 2 tiếng mỗi ngày là bạn đang âm thầm gây hại cho bé!”.

Như chúng ta đã biết, người lớn chúng ta còn biết cách khắc phục & điều chế bản thân trước điện thoại di động. Những đứa trẻ làm sao biết được sử dụng điện thoại nhiều là xấu. Chúng cứ thế mà dùng! Khi nào có người nhắc nhở, răn đe, chúng mới nhận thức rõ được! Vì thế, nếu là những cha mẹ tốt, hãy luôn giám sát và theo dõi bé. Đừng vì quá bận rộn công việc, không có thời gian chăm lo, dỗ dành con cái mà bạn đưa smartphone cho trẻ tự do nghịch ngợm, tha hồ chơi đùa. Bởi vì, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều tác hại khôn lường đối với trẻ nhỏ.

1. Có thể kể đến một số tác hại cụ thể của việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều đối với trẻ em như sau:

Nguy cơ mắc ung thư não

 Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chỉ 2 phút của cuộc gọi điện thoại có thể thay đổi hoạt động trong não của trẻ trong 1 giờ sau đó. Các sóng vô tuyến từ điện thoại di động xâm nhập sâu vào não làm hoạt động não bị xáo trộn, giảm khả năng học tập của trẻ em (nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng học tập trong lớp nếu trẻ sử dụng điện thoại trong giờ giải lao.)

Theo phân tích chuyên sâu của các nhà khoa học, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn.

Thị lực kém, mắc các bệnh về mắt

Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn chằm chằm và kề sát vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Việc này có thể khiến đôi mắt của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bé nhanh chóng cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Sử dụng thiết bị di động trong thời gian dài khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.

Thậm chí, các bà mẹ mới sinh con khi dùng điện thoại để chụp lại những khoảnh khắc của trẻ cũng rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh ở trẻ. Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ bị mù hoặc giảm thị lực chỉ vì người lớn chụp ảnh mà quên không tắt đèn flash.

Chậm phát triển, kém thông minh, hạn chế khả năng giao tiếp

Bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu cha mẹ sạc điện thoại ở gần nơi trẻ nằm, thì bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.

Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ chậm phát triển não bộ dần theo năm tháng. Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.  Ngoài ra, việc trẻ em hiện nay dành quá nhiều thời gian giao tiếp thông qua công nghệ thì chúng sẽ không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ lâu đời.

Lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ

Khi trẻ em chơi trò chơi hay xem phim trên smartphone, chúng thường ngồi “bất động” và giữ tư thế đó trong một thời gian dài hoặc nằm nghẹo đầu nghẹo cổ. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương hoặc bị lệch. Cách ngồi sai như vậy không thể hiện tác hại ngay lập tức, trẻ sẽ cảm thấy đau từ từ mỗi hôm một ít, cộng với ban đêm ngủ trong phòng điều hòa lạnh, đặc biệt dễ bị tổn thương dẫn đến cứng cổ.

Tăng khả năng mắc bệnh tâm thần   

Việc dành quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề. Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho smartphone, chúng sẽ không còn quan tâm tới bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình nữa, nhiều khi chúng còn không biết mọi người trong gia đình đang làm gì và nói gì. Nhiều trẻ coi trọng điện thoại di động đến mức như vật bất ly thân, hơn cả người thân và những thứ khác. Thậm chí, khi bị “tịch thu smartphone”, chúng sẽ trở nên nổi giận, khóc lóc và oán trách bố mẹ. Chính smartphone đã tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ, anh chị và người thân. Trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội chỉ với một cái điện thoại. Trẻ còn nhỏ dễ bị hấp dẫn bởi những trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc các mạng xã hội từ đó ảnh hưởng xấu đến tâm lý và phát triển nhân cách.

Giảm sút khả năng học tập

Nếu bé dùng điện thoại để học tập, nâng cao vốn kiến thức sống của mình thì điều đó càng được khuyến khích. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác. Những đứa trẻ (đặc biệt vào tuổi đi học, thanh thiếu niên) sử dụng điện thoại chủ yếu để chơi game, trò chuyện với bạn bè và xem những kênh giải trí.

Nhiều học sinh ngày nay, đi học là phải có điện thoại di động. Chúng nói chuyện điện thoại trong thời gian rảnh và gửi tin nhắn trong các lớp học. Vì vậy, chúng nhanh chóng dễ dàng xao lãng bài học và tụt lại phía sau so với các học sinh khác.

Gây mất ngủ

 Sử dụng điện thoại di động thông minh quá nhiều, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Nguyên nhân bởi vì smartphone phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của con người.

Béo phì

Một nghiên cứu lớn của các chuyên gia Trường Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những trẻ em dùng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày thì tăng 43% nguy cơ bị béo phì. Lý do là trẻ “nghiện” thiết bị di động thì ít tập thể dục hơn và có chế độ ăn kém lành mạnh hơn. Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ dễ dàng tăng cân và khó kiểm soát. Giảm trí nhớ, khó tập trung.

Trẻ em dùng nhiều thời gian cho smartphone dễ mắc chứng rối loạn, khó tập trung hoặc hiếu động thái quá, hành vi của trẻ có thể chịu ảnh hưởng từ khi còn trong bụng mẹ do bố mẹ dùng điện thoại. Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ mau quên, trí nhớ chậm phát triển hơn so với những trẻ em cùng trang lứa.

2. Một số biện pháp quản lý mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

- Xác định mục đích sử dụng: Xác định mục đích sử dụng điện thoại của con mình, ví dụ như giải trí, học tập hoặc làm việc và hướng dẫn con mình sử dụng điện thoại cho mục đích đó.

- Thiết lập giờ sử dụng: Thiết lập giờ sử dụng điện thoại cho con mình, ví dụ như chỉ cho phép sử dụng trong giờ học hoặc sau giờ học.

- Cài đặt bảo mật: Cài đặt các tính năng bảo mật trên điện thoại của con mình, ví dụ như quản lý thời gian sử dụng hoặc chặn các ứng dụng không an toàn.

- Giáo dục về mạng xã hội: Giáo dục con mình về cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và hiệu quả, nhất là những thông tin, bài viết xấu độc trên không gian mạng.

- Giáo dục về chi tiêu: Giáo dục con mình về chi tiêu trên điện thoại, ví dụ như chi tiêu trong các ứng dụng mua sắm, game hoặc các giao dịch trực tuyến.

- Kiểm tra hoạt động: Kiểm tra hoạt động trên điện thoại của con mình, bao gồm lịch sử trình duyệt, lịch sử cuộc gọi và tin nhắn. Điều này sẽ giúp phụ huynh biết con mình đang sử dụng điện thoại cho mục đích gì và có bất kỳ vấn đề nào cần được quan tâm hay không.

- Tạo một quy tắc cho việc sử dụng điện thoại: Tạo một quy tắc cho việc sử dụng điện thoại giúp con mình hiểu rõ và tuân thủ quy tắc đó.

- Hỗ trợ và giáo dục: Hỗ trợ và giáo dục con mình về cách sử dụng điện thoại một cách hiệu quả và an toàn.

Hướng dẫn cài đặt kiểm soát của phụ huynh trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android:

Cách thiết lập này sẽ không chặn các ứng dụng đã cài đặt trước đây, nhưng nó sẽ ngăn trẻ em cài đặt những ứng dụng về sau. Để thực hiện việc này, cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Google Play, sau đó chọn vào hình ảnh hồ sơ thông tin cá nhân

Anh-tin-bai

Bước 2: Chọn lần lượt theo trình tự sau Cài đặt > Gia đình > Chế độ kiểm soát của cha mẹ (Bật lên và đặt mã PIN) > Ứng dụng và trò chơi, sau đó có thể chọn các quyền mà các bậc phụ huynh mong muốn. Tại đây khi kích hoạt tính năng này, không phải tất cả các ứng dụng khi được tải xuống đều sẽ được hiển thị và các bậc phụ huynh có thể thiết lập mã PIN bảo mật để kiểm soát các ứng dụng mà trẻ em có thể sử dụng.

Anh-tin-bai

Hướng dẫn cài đặt kiểm soát của phụ huynh trên điện thoại hệ điều hành Android và điện thoại Iphone sử dụng hệ điều hành IOS:

Sử dụng ứng dụng Google Family Link để quản lý trẻ em

Đây là một phương pháp khá nhanh và an toàn, chúng ta có thể điều khiển điện thoại di động được sử dụng bởi trẻ em giúp ngăn chặn chúng truy cập vào các ứng dụng không phù hợp hoặc không mong muốn. Với Google Family Link, cha mẹ có thể kiểm soát các ứng dụng mà con mình có thể truy cập thông qua thiết bị di động. Ứng dụng này cũng có thể cài đặt trên các thiết bị Iphone (hệ điều hành IOS), người dùng cũng có thể tải xuống từ Apple Store. Để sử dụng ứng dụng này, trước hết người dùng phải tải ứng dụng Google Family Link từ CH Play hoặc Apple Store rồi cài đặt nó trên cả thiết bị của phụ huynh và trẻ em cụ thể như sau:

Bước 1: Tạo tài khoản Family Link trên điện thoại của cha mẹ. Sau khi cài đặt ứng dụng xong, thực hiện mở ứng dụng lên và chọn tài khoản Google của cha mẹ để đăng nhập. Sau đó, nếu con chưa có tài khoản Google, thì nhấn vào “Không” > nhấn “Tiếp theo"

Anh-tin-bai

Bước 2: Tiến hành tạo tài khoản cho con của bạn bằng cách điền các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh và tên tài khoản Gmail.

Anh-tin-bai

Bước 3: Hoàn thành cài đặt. Ứng dụng Google Family Link sau khi đăng ký tài khoản thành công sẽ hỏi một số quyền, người dùng chỉ cần tích vào “Tôi hiểu rằng…”, sau đó nhấn chọn “Tôi đồng ý” > “Tiếp tục” > nhấn tiếp vào “Tiếp theo”. Sau khi hoàn thành 3 bước trên, chúng ta có thể truy cập vào ứng dụng và sử dụng.

Anh-tin-bai

Để cha mẹ có thể quản lý được thiết bị di động của con mình thông qua ứng dụng Google Family Link thì cần phải thiết lập kết nối trên thiết bị của con. Để thực hiện người dùng thao tác cụ thể theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào “Cài đặt” trên thiết bị di động nhấn chọn vào mục “Google” > Chế độ kiểm soát của cha mẹ > chọn Bắt đầu để thực hiện thiết lập.

Anh-tin-bai

Bước 2: Chọn “Trẻ em” khi được hỏi “Ai sẽ sử dụng thiết bị này”, sau đó nhấn “Tiếp theo” và chọn đúng Tài khoản Google của con bạn (tài khoản đã tạo trên app Google Family Link ở trên).

Anh-tin-bai

Bước 3: Điền thông tin tài khoản Google của cha mẹ (dùng để giám sát con cái). Tiếp đó, nhập lại mật khẩu tài khoản Google của con và nhấn “Đồng ý”. Tiếp tục chọn “Chấp nhận” để đồng ý cho cha mẹ theo dõi thiết bị của con và chờ quá trình liên kết thành công, sau đó hoàn thành một số bước cuối cùng theo chỉ dẫn để hoàn tất liên kết.

Anh-tin-bai

Điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần biết là việc áp dụng những nguyên tắc này không chỉ là để kiểm soát việc sử dụng các thiết bị công nghệ, mà còn là để tạo ra một môi trường an toàn và tích cực cho trẻ em. Thông qua việc hướng dẫn và giám sát đúng đắn, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng trẻ em đang tận dụng mọi lợi ích của thế giới kỹ thuật số một cách an toàn và có ý thức.

Trên đây là một số tác hại của việc sử dụng điện thoại đối với trẻ và một số cách quản lý mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo đối với vấn đề này, rất mong các bậc phụ huynh quan tâm để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh